Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. Chị em cần đặc biệt lưu ý đến những thông tin bổ ích dưới đây để biết cách kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
– Trong quá trình phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Đồng thời chúng lại làm giảm khả năng hỗ trợ vận chuyển và kiểm soát đường glucose của insulin khiến lượng đường trong mạch máu tăng hoặc giảm dẫn đến phát sinh bệnh tiểu đường thai kỳ.
– Tiểu đường thai kỳ sẽ chấm dứt sau khi sinh con. Tuy nhiên, có một số trường hợp người mẹ vẫn bị bệnh sau sinh.
– Theo ước tính có khoảng 2-10% thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt quá trình mang thai.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
– Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
– Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau củ và hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ sẽ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển như magie, canxi, omega-3… Chính vì vậy, chị em ăn chay khi mang thai sẽ giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
– Bữa sáng: ngũ cốc nguyên hạt, 1 quả trứng gà, 1 ly sữa tươi sẽ giúp bổ sung thêm protein và năng lượng cho cơ thể.
– Bữa trưa: ăn ít cơm từ 1-2 chén, các loại thức như thịt nạc, thịt gà, cá và rau xanh.
– Bữa tối: ăn ít cơm, ăn các món chế biến từ măng tây, cần tây, khổ qua sẽ có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và tốt cho thai nhi.
Một số lưu ý đặc biệt dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
– Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều trong một lúc, rất dễ làm đường huyết tăng đột ngột và tạo thời gian cho insulin chuyển hóa năng lượng. Vì vậy trong 3 bữa chính chỉ nên ăn ít và ăn thêm những bữa phụ.
– Thai phụ không nên kiêng khem quá mức, sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
– Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần cân nhắc trước khi uống sữa bầu vì loại sữa này thường có rất nhiều đường. Sữa tươi không đường sẽ là lựa chọn thích hợp vì vừa tốt cho mẹ lại vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn có nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…
– Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên dành thời gian để tập luyện thể dục, sẽ giúp kiểm soát bệnh tình và giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
Hoàng Oanh (t/h)